Việc thưởng thức những món thịt bình thường nhiều khi cũng làm chúng ta hơi ngấy. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến khâu nhục chưa? Đây là một món thịt có cách chế biến mới lạ hơn các món thịt kho thông thường. Nhưng bạn càng ăn sẽ càng mê món thịt này. Hãy cùng Review Ẩm Thực tìm hiểu hương vị và cách chế biến món ăn này ở bài viết sau nào.
Khâu nhục là gì? Nguồn gốc của món ăn?
Trước khi tìm hiểu cách chế biến độc đáo của khâu nhục, mọi người có thể tìm hiểu đôi nét về nguồn gốc của món ăn này:
Khâu nhục là gì?
Khâu nhục hay còn được biết đến dưới cái tên thú vị là “nằm khâu”. Đây không chỉ là một món ăn ngon mà còn thể hiện sự hòa quyện hoàn hảo giữa hương vị và nghệ thuật chế biến.
Nguồn gốc của tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Hoa và được du nhập vào tiếng Việt. Từ “khâu” mang ý nghĩa của sự mềm mại, mịn màng. Còn từ “nhục” thể hiện phần thịt tươi ngon. Vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản rằng đây là một món thịt được chế biến thông qua quá trình hấp chín nhừ và tạo ra hương vị đặc trưng.
Điểm đặc biệt của khâu nhục không chỉ nằm ở hương vị mà còn ở quá trình chế biến cầu kỳ. Người nấu phải trải qua nhiều bước tẩm ướp kỹ lưỡng với những loại gia vị đặc trưng và chưng cách thủy trong thời gian dài. Như vậy món ăn mới có thể đạt được sự thơm ngon, đậm đà như mong muốn.
Sự kết hợp tinh tế giữa bí quyết chế biến truyền thống và sự sáng tạo của người dân tộc Tày, Ngái, Nùng, món khâu nhục đã trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực Lạng Sơn.
Khâu nhục có nguồn gốc từ đâu?
Khâu nhục không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một phần của di sản văn hóa ẩm thực. Món ăn này có nguồn gốc chính từ người Quảng Đông (Trung Quốc) và người Khách Gia.
Ban đầu, món này được coi là biểu tượng của sự gần gũi, mộc mạc trong ẩm thực dân dã. Nhưng thực tế thì khâu nhục mang trong mình một ý nghĩa tinh thần sâu sắc đối với cả người Quảng Đông nói riêng và người Trung Quốc nói chung.
Hình dáng của khâu nhục thường được bày trí như một quả đồi nhỏ. Nó thể hiện ý chí, sự mạnh mẽ, phồn thịnh trong tương lai. Vì vậy, trong những dịp lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày – Nùng hoặc cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn thường không thể thiếu sự xuất hiện của khâu nhục. Món ăn này tạo nên sự trang trọng và ý nghĩa đặc biệt cho bữa tiệc.
Cách làm khâu nhục chuẩn đặc sản Lạng Sơn
Với nguyên liệu chính là thịt heo, cách chế biến món khâu nhục hiện nay không quá phức tạp nhưng có một chút lạ như sau:
Nguyên liệu cần thiết
- 2kg thịt ba chỉ
- 2kg thịt mông xay
- 5 củ gừng tươi
- 4 lon bia
- 500gam lá mắc mật tươi
- 500gam quả mắc mật rang khô
- 3 củ khoai môn
- 1kg mộc nhĩ
- 1kg nấm hương khô
- 5 củ hành khô
- 500gam đậu phụ thối
- Gia vị: Muối, tiêu
- Dụng cụ: Máy xay, màng bọc, xiên que.
Lưu ý: Nguyên liệu này đủ để phục vụ cho bữa ăn có từ 3 – 4 người nên bạn có thể thử nấu cho gia đình mình thưởng thức.
Mẹo chọn nguyên liệu:
- Bạn có thể dễ dàng tìm mua quả mắc mật lá mắc mật, đậu phụ thối,… trên các trang web online.
- Bạn nên chọn thịt heo tươi có độ mềm và đàn hồi bình thường. Khi nhấn ngón tay vào, nếu thịt không bị lõm xuống và trở lại hình dạng ban đầu.
- Thịt heo tươi ngon thường có vẻ ngoài hơi khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Bạn hãy tránh chọn thịt có màu thâm hoặc xanh hoặc chảy nhớt. Phần mỡ nên có độ cứng vừa phải và không có màu sắc lạ.
Hướng dẫn làm món khâu nhục chuẩn vị Lạng Sơn
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn rửa và cắt thịt ba chỉ ra những miếng to khoảng 10 đến 15cm.
- Tiếp đó bạn rửa sạch mộc nhĩ, nấm hương khô rồi ngâm cho nở để băm nhuyễn và xào săn.
- Bạn tiếp tục giã nhuyễn đậu phụ thối và quả mắc mật rồi cắt khoai môn thành dạng chỉ.
- Sau đó, bạn trộn thịt xay với nấm và mộc nhĩ đã xào săn rồi nêm thêm tiêu, muối và vo tròn thành viên. Bạn nên sử dụng màng bọc để bọc kín hỗn hợp này lại.
- Với gừng thì bạn đem đi xay nhuyễn và hòa vào bia.
Bước 2: Sơ chế thịt heo
- Bạn hãy luộc thịt ba chỉ khoảng 20 phút và giữ lại nước luộc. Sau đó bạn dùng xiên que châm đều lên phần da heo và xát một lớp muối mỏng rồi ngâm vào nước gừng tầm 10 phút.
- Tiếp theo, bạn chiên thịt ở lửa to đến khi da heo có màu nâu cánh gián
- Sau đó, bạn cho thịt vào nồi nước luộc thịt để thấm gia vị.
- Khi thịt đã nguội thì bạn cắt thành miếng dày khoảng 1cm gồm cả da.
Bước 3: Hấp thịt cách thủy
- Bạn lót lá móc mật xuống đáy bát rồi xếp thịt chiên vào và đắp viên hỗn thịt heo xay lên.
- Sau đó bạn rải khoai môn, hạt mắc mật và đậu phụ thối lên trên. Cuối cùng bạn chỉ cần bọc kín bằng màng bọc và hấp trong nồi khoảng 3-4 tiếng là hoàn tất món ăn này.
Bước 4: Thưởng thức thành phẩm
Bát khâu nhục khi hấp xong sẽ tỏa hương thơm ngào ngạt và có màu nâu cánh gián quyến rũ. Lúc này thì bạn không cần chờ đợi lâu nữa mà bạn có thể thưởng thức ngay lập tức.
Review hương vị món khâu nhục trứ danh của Lạng Sơn
Khi bạn đã hấp xong món khâu nhục và mở nắp ra, bạn sẽ thấy thịt và khoai đã chín mềm. Mùi thơm đặc trưng của món ăn này sẽ lan tỏa và phần da phồng lên với màu nâu đỏ rất bắt mắt. Mọi người có thể thưởng thức món ngon này kèm với cơm trắng hoặc xôi để cảm nhận trọn vẹn hương vị.
Các phần thịt còn lại nếu không ăn hết thì bạn có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Khi muốn ăn món này, bạn chỉ cần lấy ra khỏi tủ lạnh và hâm nóng lại là được. Ngoài món đặc sản là Khâu Nhục thì Lạng Sơn còn có rất nhiều món ngon khác và nhiều danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ca như Làng Tô Thị, Phố Kỳ Lừa, Chùa Tam Thanh… Bạn có thể đến Lạng Sơn du lịch và thưởng thức những điều tuyệt vời này!
Nhiều người hiện nay có nhầm lẫn rằng khâu nhục có cách chế biến khá cầu kỳ với nhiều nguyên liệu và gia vị nên sẽ đem lại nhiều calo. Nhưng thực tế trong 100g thịt khâu nhục chỉ cung cấp khoảng 270 calo. Thường thì bạn sẽ ăn khoảng 200 – 250g khâu nhục cùng với cơm trong các bữa chính để cân đối calo và dinh dưỡng cho cơ thể.
Đánh thức mọi giác quan với hương vị độc đáo của danh sách hơn 1000 món ngon việt Nam
Một số địa điểm bán khâu nhục ngon
Nếu bạn không có thời gian thực hiện món ngon miền Bắc này tại nhà thì có thể đến những địa điểm sau để thưởng thức:
Chợ Đông Kinh Lạng Sơn
- Địa chỉ: Đ. Phai Vệ, P. Vĩnh Trại, Lạng Sơn
- Giờ mở cửa: 6h – 18h
- Đánh giá của khách hàng: Giá mềm, thịt ngon, thấm vị đậm đà.
Nhà hàng Trung Xuân
- Địa chỉ: 29 Đ.Tam Thanh, Lạng Sơn
- Giờ mở cửa: 7h – 23h
- Đánh giá của khách hàng: Thịt dai dai, mềm mềm, mùi thơm khó cưỡng, ngoài khâu nhục còn có nhiều đặc sản khác của Lạng Sơn
Nhà hàng Thảo Viên
- Địa chỉ: 57 Đ. Phai Vệ, P. Đông Kinh, Lạng Sơn
- Giờ mở cửa: 8h – 22h
- Đánh giá của khách hàng: Vị vừa ăn, thịt mềm, mùi thơm khác những chỗ khác, trong menu có đa dạng đặc sản của Lạng Sơn.
Hy vọng những chia sẻ của Review Ẩm Thực về món ăn khâu nhục ở bài viết trên đã giúp mọi người biết thêm một món đặc sản ở Lạng Sơn. Tuy cách chế biến món thịt này có hơi phức tạp. Nhưng bạn chỉ cần đặt niềm đam mê nấu ăn và sự tỉ mỉ của mình vào món ăn là có thể đem đến bữa ăn ngon miệng cho gia đình.